Map Viewer - Mekongdelta
English   Vietnamese

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WEBSITE MAP VIEWER – MEKONGDELTA

 

 

ĐỊNH NGHĨA, GIAO DIỆN

1             CÁC LỚP BẢN ĐỒ

Có thể bật tắt tại chú thích “các lớp bản đồ”, bao gồm các lớp sau:

 1.1           Sử dụng đất đai

Chứa các thông tin về sử dụng đất đai: nước, đô thị, lúa, cây ăn quả, thủy sản, đất trống tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Map

Description automatically generated

Hình 1 Bản đồ sử dụng đất tại ĐBSCL

 1.2           Đất

Chứa các thông về các loại đất tại Đồng bằng sông Cửu Long phân chia theo các màu như trong chú giải.

Map

Description automatically generated

Hình 2 Các loại đất tại ĐBSCL

 1.3           Các tỉnh

Map

Description automatically generated

Hình 3 Ranh giới các tỉnh tại ĐBSCL

 1.4           Độ cao

Chứa thông tin về cao trình bề mặt tại ĐBSCL được thể hiện theo thang màu trong hình bên dưới

Hình 4 Cao trình bề mặt ĐBSCL

2             TẦNG CHỨA NƯỚC

Các tầng chứa nước chủ yếu gồm cát từ mịn đến thô, đôi khi có bùn xen kẽ với sét. Các tầng chứa nước này chứa và dẫn nước ngầm, và do vậy chúng là các lớp trầm tích cung cấp nước ngầm. Các tầng chắn nước đan xen thường cấu tạo bởi bột, sét và sét bột. Các tầng này hoạt động như các lớp chắn có khả năng thẩm thấu rất thấp, chia tách giữa các tầng chứa nước khác nhau. Các tầng chứa nước và tầng chắn nước được hình thành theo cách phức hợp xuyên suốt toàn vùng đồng bằng. Đôi khi những tầng này bị gián đoạn và có sự biến thiên lớn về độ dày cũng như các đặc tính thủy văn. Nhìn chung, các tầng chứa nước chính ở Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ thời kỳ Miocen đến Holocen (DGSM, 2004), cụ thể:

Bảng 1 Các tầng chứa nước tại ĐBSCL được tính toán trong website

Tầng chứa nước

Tầng chắn nước

Thời kỳ

Độ sâu trung bình (m)*

 

Q2

Holocen

9

qh

 

29

 

Q13

Pleistocen thượng

53

qp3

 

70

 

Q12-3

Pleistocen trung

97

qp2-3

 

123

 

Q11

Pleistocen hạ

149

qp1

 

180

 

N22

Pliocen trung

212

n22

 

242

 

N21

Pliocen hạ

271

n21

 

302

 

N13

Miocen thượng

332

n13

 

382

 

Người dùng có thể chọn các tầng chứa nước được liệt kê trong phần chú giải, kết quả sẽ cho biết khối lượng nước ngầm ngọt có sẵn trong tầng chứa nước đó. Từ thông tin này, người sử dụng có thể biết được khối lượng nước ngầm ngọt có sẵn tại một vị trí, kết hợp cùng mặt cắt địa chất (đọc thêm phần 3.1) để biết được tiềm năng khai thác nước ngầm tại vị trí đó (độ sâu bao nhiêu, nước ngầm có sẵn nhiều hay ít). Thông tin này có thể được sử dụng bởi các nhà hoạch định chính sách để quy hoạch phân vùng khai thác, hạn chế sử dụng nước dưới đất

Map

Description automatically generated

Hình 5 Khối lượng nước ngầm ngọt có sẵn tại tầng chứa nước qp3

3             MẶT CẮT

 3.1           Mặt cắt địa chất

Mặt cắt địa chất cho biết sự sắp xếp các lớp vật liệu bên dưới bề mặt đất theo mặt cắt AA’ (mặt cắt do người dùng quyết định). Sự phân bổ các lớp vật liệu là kết quả của quá trình nội suy từ các giếng khoan địa chất.

Địa hình ĐBSCL thường được tạo nên bởi 14 lớp, bao gồm 7 tầng chứa nước và 7 tầng chắn nước (Bảng 1). Từ mặt cắt địa chất, người sử dụng có thể biết được thông tin về độ sâu, sự phân bố các lớp vật liệu tại một vị trí cụ thể, từ đó có thể quyết định được độ sâu khi khoan giếng bơm, phục vụ cho xây dựng v.v. Các nhà hoạch định chính sách cũng có thể dựa vào sự phân bố của các lớp vật liệu để quy hoạch phân vùng sử dụng nước dưới đất.

Graphical user interface, chart

Description automatically generated

Hình 6 Mặt cắt địa chất AA’

 3.2           Mặt cắt TDS (xác định mức độ mặn của nước dưới đất)

Mặt cắt TDS cho biết độ mặn của tầng nước dưới bề mặt đất theo mặt cắt AA’ (mặt cắt do người dùng quyết định) dựa theo nồng độ TDS. Độ mặn của các tầng NDĐ là kết quả của quá trình nội suy từ các giếng quan trắc tại khu vực.

Xác định được độ mặn của nguồn NDĐ sẽ giúp người sử dụng xác định được độ sâu cần thiết để khai thác nước tùy theo nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng khoan giếng ồ ạt, không theo quy định. Đồng thời, thông tin này cũng giúp các cơ quan có thẩm quyền, các nhà hoạch định chính sách trong công tác quy hoạch khai thác NDĐ.

Graphical user interface, application

Description automatically generated

Hình 7 Mặt cắt TDS AA’

 3.3           Mặt cắt lún

Mặt cắt lún cho biết mức độ sụt lún theo mặt cắt AA’ (mặt cắt do người dùng quyết định). Mức độ sụt lún đã được tính toán, mô phỏng và đưa ra các dự đoán cho tương lai với các mốc thời gian 2018, 2030, 2050, 2080 và 2100.

Từ mặt cắt sụt lún, người sử dụng có thể biết được mức độ sụt lún tại vị trí cụ thể để có mức điều chỉnh phù hợp cho các hoạt động canh tác nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, v.v. Các nhà hoạch định chính sách cũng có cơ sở để đưa các quy chế quản lý, quy hoạch phù hợp theo từng khu vực cụ thể.

Graphical user interface

Description automatically generated

Hình 8 Mặt cắt lún AA’